Phong thuỷ là yếu tố được nhiều doanh nghiệp và cả chủ đầu tư xây dựng đặc biệt quan tâm; đối với các doanh nghiệp nói riêng đó là yếu tố tiên quyết trong việc lựa chọn và bố trí văn phòng làm việc. Bởi một văn phòng phù hợp phong thủy sẽ giúp con đường công danh, sự nghiệp của công ty luôn được suôn sẻ và thịnh vượng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm để biết cách bố trí văn phòng làm việc hợp phong thuỷ hơn.
Hướng dẫn cách bố trí hợp phong thủy cho văn phòng
1. Chọn hướng phù hợp phong thủy
Khi chọn thuê văn phòng tại bất kỳ một toà nhà nào, bạn cần chú ý đến vấn đề quan trọng nhất: Hướng. Theo phong thủy học, vị trí và phương hướng là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến phong thuỷ lớn nhất, hợp hay không hợp nhất định phải xét đến hướng văn phòng đầu tiên. Để biết mình mang mệnh nào và hợp với hướng nào, trước tiên bạn cần tra cứu bảng thông tin bên dưới để nắm rõ cung mệnh của mình, sau đó mới chọn hướng và bố trí văn phòng cho phù hợp:
Năm sinh | Tuổi | Mệnh |
1924 | Giáp Tý | Kim + |
1925 | Ất Sửu | Kim – |
1926 | Bính Dần | Hỏa + |
1927 | Đinh Mão | Hỏa – |
1928 | Mậu Thìn | Mộc + |
1929 | Kỷ Tỵ | Mộc – |
1930 | Canh Ngọ | Thổ + |
1931 | Tân Mùi | Thổ – |
1932 | NhâmThân | Kim + |
1933 | Quý Dậu | Kim – |
1934 | GiápTuất | Hỏa + |
1935 | Ất Hợi | Hỏa – |
1936 | Bính Tý | Thủy + |
1937 | Đinh Sửu | Thủy – |
1938 | Mậu Dần | Thổ + |
1939 | Kỷ Mão | Thổ – |
1940 | Canhthìn | Kim + |
1941 | Tân Tỵ | Kim – |
1942 | Nhâm Ngọ | Mộc + |
1943 | Qúy Mùi | Mộc – |
1944 | GiápThân | Thủy + |
1945 | Ất Dậu | Thủy – |
1946 | BínhTuất | Thổ + |
1947 | Đinh hợi | Thổ – |
1948 | Mậu Tý | Hỏa + |
1949 | Kỷ Sửu | Hỏa – |
1950 | Canh Dần | Mộc + |
1951 | Tân Mão | Mộc – |
1952 | NhâmThìn | Thủy + |
1953 | Quý Tỵ | Thủy – |
1954 | Giáp Ngọ | Kim + |
1955 | Ất Mùi | Kim – |
1956 | Bính thân | Hỏa + |
1957 | Đinh Dậu | Hỏa – |
1958 | Mậu Tuất | Mộc + |
1959 | Kỷ Hợi | Mộc – |
1960 | Canh Tý | Thổ + |
1961 | Tân Sửu | Thổ – |
1962 | Nhâm Dần | Kim + |
1963 | Quý Mão | Kim – |
1970 | GiápThìn | Hỏa + |
1965 | Ất Tỵ | Hỏa – |
1966 | Bính Ngọ | Thủy + |
1967 | Đinh Mùi | Thủy – |
1968 | Mậu Thân | Thổ + |
1969 | Kỷ Dậu | Thổ – |
1970 | CanhTuất | Kim + |
1971 | Tân Hợi | Kim – |
1972 | Nhâm Tý | Mộc + |
1973 | Quý Sửu | Mộc – |
1974 | Giáp Dần | Thủy + |
1975 | Ất Mão | Thủy – |
1976 | BínhThìn | Thổ + |
1977 | Đinh Tỵ | Thổ – |
1978 | Mậu Ngọ | Hỏa + |
1979 | Kỷ Mùi | Hỏa – |
1980 | CanhThân | Mộc + |
1981 | Tân Dậu | Mộc – |
1982 | NhâmTuất | Thủy + |
1983 | Quý Hợi | Thủy – |
1984 | Giáp tý | Kim + |
1985 | Ất Sửu | Kim – |
1986 | Bính Dần | Hỏa + |
1987 | Đinh Mão | Hỏa – |
1988 | Mậu Thìn | Mộc + |
1989 | Kỷ Tỵ | Mộc – |
1990 | Canh Ngọ | Thổ + |
1991 | Tân Mùi | Thổ – |
1992 | NhâmThân | Kim + |
1993 | Quý Dậu | Kim – |
1994 | GiápTuất | Hỏa + |
1995 | Ất Hợi | Hỏa – |
1996 | Bính Tý | Thủy + |
1997 | Đinh Sửu | Thủy – |
1998 | Mậu Dần | Thổ + |
1999 | Kỷ Mão | Thổ – |
2000 | Canhthìn | Kim + |
2001 | Tân Tỵ | Kim – |
2002 | Nhâm Ngọ | Mộc + |
2003 | Qúy Mùi | Mộc – |
2004 | GiápThân | Thủy + |
2005 | Ất Dậu | Thủy – |
2006 | BínhTuất | Thổ + |
2007 | Đinh hợi | Thổ – |
2008 | Mậu Tý | Hỏa + |
2009 | Kỷ Sửu | Hỏa – |
2010 | Canh Dần | Mộc + |
2011 | Tân Mão | Mộc – |
2012 | NhâmThìn | Thủy + |
2013 | Quý Tỵ | Thủy – |
2014 | Giáp Ngọ | Kim + |
2015 | Ất Mùi | Kim – |
2016 | Bínhthân | Hỏa + |
2017 | Đinh Dậu | Hỏa – |
2018 | Mậu Tuất | Mộc + |
2019 | Kỷ Hợi | Mộc – |
2020 | Canh Tý | Thổ + |
2021 | Tân Sửu | Thổ – |
2022 | Nhâm Dần | Kim + |
2023 | Quý Mão | Kim – |
2024 | GiápThìn | Hỏa + |
2025 | Ất Tỵ | Hỏa – |
2026 | Bính Ngọ | Thủy + |
2027 | Đinh Mùi | Thủy – |
2028 | Mậu Thân | Thổ + |
2029 | Kỷ Dậu | Thổ – |
2030 | CanhTuất | Kim + |
2031 | Tân Hợi | Kim – |
2032 | Nhâm Tý | Mộc + |
2033 | Quý Sửu | Mộc – |
2034 | Giáp Dần | Thủy + |
2035 | Ất Mão | Thủy – |
2036 | BínhThìn | Thổ + |
2037 | Đinh Tỵ | Thổ – |
2038 | Mậu Ngọ | Hỏa + |
2039 | Kỷ Mùi | Hỏa – |
2040 | CanhThân | Mộc + |
2041 | Tân Dậu | Mộc – |
2042 | NhâmTuất | Thủy + |
2043 | Quý Hợi | Thủy – |

Ngoài ra, nếu bạn là lãnh đạo hay những người có vị trí quan trọng trong công ty thì nên tránh vị trí ngồi quay lưng với cửa ra vào. Còn đối với nhân viên thì nên chọn những nơi làm việc thoáng mát, chỗ ngồi thoải mái là được.
2. Bố trí cây cảnh phù hợp trong văn phòng
Việc bố trí và sắp xếp cây cảnh trong văn phòng cũng là điều quan trọng, có tác dụng “sửa phong thuỷ” nếu lỡ may bạn chọn phải một nơi tuy có hướng đẹp, nhưng vị trí tổng thể của toà nhà lại không đẹp. Ngoài ra, việc này còn bao gồm cả yếu tố thẩm mỹ lẫn yếu tố phong thủy nên cần hết sức lưu ý.
Một số loại cây có khả năng đuổi côn trùng, tiết ra mùi thơm nhẹ…còn giúp mọi người làm việc đạt được năng suất cao hơn, sáng tạo hơn.
Bài trí cây cảnh đúng cách giúp công ty phát triển thịnh vượng hơn.
Ngoại trừ việc chọn cây trang trí cho phù hợp thì bạn chỉ cần lưu ý một vài vấn đề nhỏ về bố trí cây cảnh trong văn phòng như sau:
- Hướng Đông Nam là hướng hành mộc rất thích hợp để trang trí cây xanh tại vị trí này.
- Hướng Bắc cũng là một hướng rất phù hợp với phong thủy vì hướng này gần ánh sáng mặt trời nên cây cối sinh trưởng rất tốt. Và nếu đặt cây cảnh ở hướng Bắc thì công ty bạn sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
- Đối với những hướng Tây – Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam và trung tâm văn phòng là những nơi tương khắc không thích hợp để bài trí cây cảnh.
3. Ánh sáng – Màu sắc – Nội thất
Ánh sáng, màu sắc và nội thất cũng là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng ít nhiều đến phong thủy văn phòng làm việc của bạn. Việc bố trí quá nhiều vật dụng trong văn phòng sẽ gây cảm giác choáng ngợp, cản trở việc thông thoáng không khí cũng như ánh sáng của phòng làm việc.
Văn phòng làm việc nên có màu sắc phù hợp với mệnh tuổi của người chủ doanh nghiệp; điều này sẽ giúp tăng cường nhiều vận khí cho công ty, doanh nghiệp. Màu sắc văn phòng làm việc nên được bố trí một cách tối ưu, tránh việc trang trí quá nhiều màu sẽ làm giảm khả năng tập trung khi làm việc. Hay nói cách khác, ngoài yếu tố về phong thuỷ thì màu sắc văn phòng nên là những màu trung tính hoặc thiên sáng chẳng hạn như màu trắng tro, màu vàng khói…bởi không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, dễ tập trung, mà nó còn khiến không gian văn phòng của bạn có vẻ như rộng hơn diện tích thật rất nhiều – đây là yếu tố thị giác đã được các nhà khoa học chứng minh nhiều trong thời gian qua.
Một văn phòng làm việc tràn đầy ánh sáng sẽ giúp mọi người có được nguồn năng lượng dồi dào;
Ánh sáng tự nhiên cũng là một trong những vấn đề bạn nên quan tâm. Dĩ nhiên một văn phòng làm việc tràn đầy ánh sáng sẽ giúp mọi người có được nguồn năng lượng dồi dào, tác động đến tinh thần làm việc. Nhưng thực chất, để đạt được điều đó ở môi trường cận nhiệt đới như Việt Nam thì dường như là bất khả thi, bởi ánh sáng tự nhiên còn mang theo cả nhiệt lượng. Vì vậy, khi đi thuê văn phòng, bạn nên chọn những văn phòng có cửa sổ, cửa kính nhằm đem ánh sáng tự nhiên vào để xua tan âm khí, khí độc…và thiết kế thêm rèm để cản bớt nhiệt lượng đi vào
Ngoài những đặc điểm về hướng, bố trí cây cảnh, nội thất, màu sắc và ánh sáng thì vẫn còn nhiều yếu tố phong thuỷ khác nữa. Tuy nhiên, những đặc điểm kể trên có sự ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy văn phòng làm việc. Vì vậy khi thuê văn phòng, bạn cần đặc biệt chú ý đến những đặc điểm này, tránh mắc vào những lỗi phong thuỷ không tốt. Qua bài hướng dẫn này chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ luôn biết cách bố trí văn phòng hợp phong thuỷ nhất, tăng vượng khí tối đa cho doanh nghiệp của mình
Nếu có thắc mắc hoặc bạn đang tìm một văn phòng cho thuê tại TPHCM hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 028 7777 39 79 hoặc Website: Kendyreal.com để được tư vấn và hỗ trợ nhiều hơn nhé!